
Hướng dẫn sử dụng xe nâng hàng
Sử dụng xe nâng hàng là việc không hề dễ và để sử dụng xe nâng hàng đúng cách thì lại càng khó hơn.Trước khi sử dụng xe nâng hàng vào việc nâng hạ hàng hóa thì chúng ta phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng xe nâng hàng.
Xe nâng hàng là một thiết bị dùng để hỗ trợ con người trong việc nâng hạ và di chuyển các loại hàng hóa có trọng lượng lớn lên tới vài tấn, công việc mà không thể sử dụng sức người để làm được.
Chiếc xe nâng hữu dụng như vậy thì làm thế nào để sử dụng nó được lâu bền hơn? Muốn xe nâng được lâu, bền thì chúng ta phải sử dụng đúng cách, bảo dưỡng bảo trì định kỳ và đúng quy trình. Dưới đây TFV sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng xe nâng hàng một cách hiệu quả nhất.
Dàn ý nội dung bài viết
A. Nắm rõ cấu tạo của chiếc xe nâng hàng
B. Điều kiện môi trường làm việc
C. Hướng dẫn sử dụng vận hành xe nâng hàng
D. Bảo dưỡng xe nâng hàng
Để hiểu rõ về cách sử dụng xe nâng hàng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:
A. Cấu tạo của chiếc xe nâng hàng.
Cấu tạo của xe nâng ngồi lái (tiêu chuẩn)
Xe nâng hàng tiêu chuẩn bao gồm:
1. Càng nâng 8. Ghế lái
2. Giàn nâng 9. Buồng lái
3. Gía đỡ 10. Đối trọng
4. Xi lanh nâng 11. Bánh lái
5. Trụ nâng 12. Bánh tải
6. Tay lái / vô lăng 13. Xi lanh nghiêng
7. Mui xe
B. Điều kiện môi trường làm việc
- Không vận hành xe trên mặt đường trơn trượt, có nước, dầu nhớt, cát, tuyết
- Không sử dụng xe nâng trên mặt đường quá dốc, gồ ghề, có các vật thể sắc bén.
- Không được làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng
- Xe nâng cần phải lắp, trang bị đầy đủ hệ thống đèn, còi, báo hiệu
Lưu ý:
1. Đối với xe dầu, xăng, gas
- Tuyệt đối không khởi động động cơ, bật công tắc khi phát hiện bị rò rỉ gas.
- Không được sử dụng trong thời tiết xấu như sấm, sét, gió mạnh, sương mù dày đặc.
- Mở cửa để thông gió khi làm việc trong nhà xưởng vì khói thải từ động cơ có thể gây nguy hiểm
2. Đối với xe nâng điện
- Không sử dụng trong môi trường có nước, trời mưa.
C. Hướng dẫn sử dụng và vận hành xe nâng
1. Trước khi vận hành xe nâng
a/ Trang thiết bị bảo hộ lao động
Trước khi vận hành xe nâng điều quan trọng nhất để tránh xảy ra những rủi ro không đáng có là phải trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ cho người vận hành xe nâng một cách đầy đủ và đúng quy trình.
Đồ trang bị, bảo hộ bao gồm:
- Quần áo; giày dép; mũ bảo hiểm cần được chuẩn bị theo tiêu chuẩn an toàn lao động
- Người lái xe có chứng chỉ lái xe nâng theo quy định của nhà nước
- Dụng cụ bảo hộ, sửa chữa đi kèm.
Trang thiết bị bảo hộ lao động khi lái xe nâng
b/ Kiểm tra xe nâng trước khi vận hành
- Kiểm tra các tay điều khiển, đèn xi nhan, đèn chiếu sáng, phanh chân, phanh tay của xe nâng ở vị trí an toàn, không bị kẹt, còn hoạt động tốt.
- Kiểm tra dây an toàn và ghế ngồi có đang ở đúng vị trí hay không.
- Kiểm tra độ căng của lốp hơi, càng nâng xem có chắc chắn đủ điều kiện để nâng hàng hay không.
- Cần nắm rõ tải trọng nâng tối đa theo quy định và trọng lượng nâng của số hàng mình cần nâng để đảm bảo an toàn trong quá trình nâng hạ hàng hóa.
2. Trong khi vận hành xe nâng.
a/ Khi khởi động xe
Bước 1: Kéo thắng tay, đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian
Bước 2: Cắm chìa khóa vào ổ, bật chìa khóa sang vị trí ST động cơ sẽ được khởi động.
b/ Sau khi khởi động xe
Bước 1: Bạn cần làm mát động cơ cho đến khi đồng hồ đo nhiệt độ nước chỉ 50 độ
Bước 2: Cần kiểm tra các hạng mục dưới đây trong khi làm mát động cơ:
- Tất cả các đồng hồ báo
- Kiểm tra xe động cơ có gây ra tiếng động khác thường nào hay không
- Xem màu khói xả có bình thường không
Bước 3: Vận hành các cần điều khiển: cần điều khiển xa nâng, cần điều khiển nghiêng để chắc chắn các cần điều khiển đều hoạt động bình thường.
c/ Khi lái xe nâng
Trong quá trình vận hành xe nâng, người lái nên chắc rằng khu vực xung quanh đã an toàn trước khi khởi động.
Lưu ý:
- Không được vận hành càng xe nâng trong khi đạp ga
- Nâng càng nâng lên cách mặt đất khoảng 15 – 20cm, nghiêng trụ nâng về phía sau hoàn toàn.
- Trong khi đạp bàn đạp cắt số/thắng, kéo cần số tiến lùi về phía trước hoặc sau, sau đó thả thắng tay và bàn đạp cắt số trong khi đạp bàn đạp ga dần dần.
- Luôn sang số khi xe nâng đã được dừng hẳn để đảm bảo ăn toàn và bảo vệ các thiết bị
d/ Dừng và đỗ xe nâng
Bước 1 : Khi dừng xe bạn thả chân ra khỏi bàn đạp ga (hoặc bàn đạp điều khiển tiến lùi) và đạp thắng để giảm tốc độ xe.
Bước 2: Hạ càng xuống sát sàn và nghiêng trụ nâng về phía trước khi đỗ xe và tiếp theo kéo thắng tay và đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian.
Bước 3: Bật chìa khóa về vị trí OFF và rút chìa khóa khi không vận hành xe nâng.
Lưu ý:
Trong trường hợp chìa khóa đang bật ở vị trí ON thì khoảng 3 phút sau động cơ sẽ tắt và có âm thanh cảnh báo.
D. Bảo dưỡng xe nâng hàng
1. Kiểm tra và bảo trì hàng ngày, hàng tuần
Hàng ngày, trước và sau khi vận hành xe nâng, cần kiểm tra:
- Kiểm tra nhớt máy.
- Kiểm tra nước ở két nước.
- Kiểm tra dầu thắng.
- Kiểm tra hệ thống thắng, đèn, kèn…
- Kiểm tra hệ thống ống nhớt thủy lực, các xích nâng…
- Làm sạch xe nâng hàng tuần: quá trình này giúp ngăn ngừa sự tích tụ của các vật liệu dễ gây cháy nổ, các vật cản trở sự an toàn và hoạt động của xe nâng.
- Xử lý mọi vấn đề khi chúng phát sinh
2. Kiểm tra và bảo trì theo quy định của nhà sản xuất.
Mỗi chiếc xe nâng đều có một thời gian hoạt động nhất định, nên chúng cần phải được bảo dưỡng, bảo trì định kì.
Bảo dưỡng xe nâng phải tuân thủ theo quy định của nhà sản xuất, hầu như các nhà sản xuất đều đề nghị kiểm tra chuyên sâu sau một khoảng thời gian nhất định.
Những bộ phận quan trọng cần bảo dưỡng định kì như:
- Bơm mỡ cho xe và vô nhớt xích nâng, vô mỡ cho tất cả các bạc đạn bánh xe
- Thay nhớt máy sau khi sử dụng liên tục 170 giờ
- Vệ sinh bộ phận lọc gió (sau khi sử dụng khoảng 70 giờ).
- Thay đúng số lượng nhớt cho 1 lần thay ( thường là 8 lít nhớt 40 cho 1 lần thay)
- Sau hai lần thay nhớt máy là một lần thay lọc nhớt.
- Thay dầu thắng khi dầu đổi màu.
- Thay dầu 3 tháng/lần hoặc sau khi sử dụng thời gian nhất định (sau 250 giờ sử dụng, 500 giờ sử dụng và 1.000 giờ sử dụng).
- Thay nhớt thủy lực nếu nhớt chuyển màu đen hoặc đã sử dụng khoảng 20 000 giờ ( thay khoảng 50 lít/ 1 lần thay)
- Thay nhớt hộp số sau khi sử dụng khoảng 20 000 giờ.
Nếu quý khách có nhu cầu mua xe nâng mới hay xe nâng đã qua sử dụng, hoặc có nhu cầu về sửa chữa bảo dưỡng xe nâng hàng, hãy liên hệ ngay đến TFV để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. TFV luôn tự hào là doanh nghiệp bảo dưỡng sửa chữa xe nâng uy tín với giá cả phải chăng nhất.
Mua, sửa chữa bảo dưỡng xe nâng ở đâu là uy tín chất lượng nhất?
Công ty TNHH TFV Industries với hơn 10 năm kinh nghiệp trong ngành thiết bị nâng hạ, tự hào là nhà cung cấp các dịch vụ xe nâng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi có tất cả các dịch vụ về xe nâng mà các bạn cần.
Là nhà phân phối chính thức của tập đoàn KION Baoli tại thị trường Việt Nam, chúng tôi luôn có những sản phẩm chất lượng nhất là xe nâng tay điện Baoli, xe nâng động cơ, xe nâng điện,... Ngoài ta chúng tôi còn có xe nâng tay Still, Interlift,... Các loại bình ắc quy xe nâng, phụ tùng xe nâng hay cả các dịch vụ cho thuê xe nâng, sửa chữa xe nâng,... Hãy liên hệ ngay để nhận được ưu đãi trong hôm nay!